Tiền tệ và mua sắm tại Hungary

Forint (HUF) là đồng nội tệ ở Hungary kể từ tháng 8 năm 1946. Đồng tiền này được đặt theo tên của thành phố Florence, nơi tiền vàng đã được đúc từ năm 1252. Tiền giấy có các mệnh giá 500, 1000, 2000, 5000, 10000 và 20000. Tất cả chúng đều có hình chìm mờ, chứa một dải bảo mật dọc bằng kim loại mỏng và được thiết kế để phù hợp với những người khiếm thị. Sáu loại tiền xu khác nhau đang được sử dụng: 5, 10, 20, 50, 100 và 200 forint.

Bạn cũng có thể mở tài khoản ngân hàng vì dịch vụ tài khoản phi cư trú được thiết kế đặc biệt dành cho người nước ngoài. Tất cả bạn cần là hộ chiếu của bạn. Bạn có thể mở tài khoản HUF hoặc bất kỳ tài khoản tiền tệ nào khác. Về tỷ giá hối đoái, Vui lòng truy cập trang web của Ngân hàng Quốc gia Hungary để biết tỷ giá hối đoái hiện hành.

Hầu hết các cửa hàng mở cửa từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 10:00–18:00 hoặc 19:00 và vào Thứ Bảy từ 10:00–14:00. Các trung tâm mua sắm có giờ mở cửa dài hơn, từ Thứ Hai đến Chủ Nhật, từ 10:00–20:00. Các cửa hàng thực phẩm hầu hết mở cửa từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, nhưng một số cửa hàng lớn hơn (siêu thị, siêu thị sành điệu) cũng mở cửa vào Chủ Nhật nhưng thời gian mở cửa ngắn hơn.

Có rất nhiều chợ ở Budapest và các thị trấn khác. Đây là những nơi tốt nhất để mua  rau và trái cây tươi. Nagycsarnok (Quảng trường chợ trung tâm) đã được tân trang lại trên Fővám tér là nơi đẹp nhất của Budapest. Ở Nagycsarnok, có một số  quầy hàng thực phẩm khá ngon ở tầng trên phục vụ mọi thứ từ chả giò Trung Quốc đến xúc xích khổng lồ của Đức.

Có những đợt giảm giá vào mùa hè và mùa đông, đó là thời điểm bạn có thể mua được quần áo chất lượng cao với mức giá hợp lý.

Chi phí sinh hoạt của sinh viên tại Hungary

Danh mục và số lượngBudapestDebrecenGyőrMiskolcPécsSzeged
Nơi ở Mức trung bình cho các căn hộ trên thị trường.
Ký túc xá
30 000 Ft28 000 Ft20 000 Ft22 000 Ft22 000 Ft25 000 Ft
Căn hộ riêng khép kínĐầy đủ nội thất
200 000 Ft140 000 Ft150 000 Ft95 000 Ft120 000 Ft130 000 Ft
Căn hộ thuê chungĐầy đủ nội thất
110 000 Ft45 000 Ft65 000 Ft50 000 Ft48 500 Ft45 000 Ft
Đồ ăn
Bữa ăn nhà hàng phổ thông
3 500 Ft3 000 Ft2 100 Ft3 000 Ft2 600 Ft3 000 Ft
Táo (1kg)
570 Ft449 Ft489 Ft540 Ft674 Ft566 Ft
Chuối (1kg)
703 Ft585 Ft569 Ft1 000 Ft637 Ft646 Ft
Phi lê gà (1kg)
1 920 Ft1 791 Ft2 066 Ft2 576 Ft2 115 Ft1 848 Ft
Trứng gà (10)
1 126 Ft992 Ft1 020 Ft1 013 Ft1 137 Ft1 041 Ft
Ổ bánh mì (500g)
562 Ft417 Ft424 Ft576 Ft565 Ft507 Ft
Hành tây (1kg)
493 Ft354 Ft425 Ft410 Ft566 Ft431 Ft
Khoai tây (1kg)
441 Ft400 Ft399 Ft400 Ft620 Ft444 FtGạo
Gạo tẻ (1kg)
766 Ft582 Ft624 Ft375 Ft612 Ft605 Ft
Cà chua (1kg)
1 328 Ft997 Ft1 399 Ft850 Ft1 500 Ft955 Ft
Hoạt động giải trí
Phim chiếu rạpKhi mua vé online với ưu đãi dành cho sinh viên2 200 Ft1 970 Ft2 020 Ft1 770 Ft1 970 Ft1 770 Ft
Thể thaoPhí hội viên theo tháng tại các phòng gym18 000 Ft12 000 Ft15 500 Ft13 000 Ft12 000 Ft12 000 Ft
Giao thông
Thuê Xe đạp chia sẻ (30 phút)Các dịch vụ này chỉ có ở các thành phố Budapest, Debrecen, Győr, Pécs
1 000 Ft200 Ft400 Ft 350 Ft 
Vé giao thông nội đo (vé lượt)
400 Ft460 Ft250 Ft430 Ft400 Ft430 Ft

Nhìn chung, chi phí sinh hoạt ở Hungary sẽ rẻ hơn so với những nước Châu Âu khác. Cụ thể, tùy theo địa điểm học tập và sinh sống sẽ có mức chi phí khác nhau giữa thành phố. ví dụ như giá thuê nhà ở thủ đô Budapest sẽ đắt hơn khoảng 1/3 đến gấp đôi so với giá thuê nhà ở những tỉnh khác. Trung bình, chi phí trung bình cho những nhu cầu cơ bản trong một tháng cho sinh viên tại Budapest là khoảng 130 nghìn HUF (khi thuê phòng riêng), cao hơn ở những tỉnh khác khoảng 30-40 nghìn HUF.

Phương thức thanh toán khi mua sắm tại Hungary

Hầu hết các siêu thị, cửa hàng ở Hungary đều có thế thanh toán bằng thẻ ngắn hàng và tiền mặt, ở một số siêu thị lớn như Interspar, Tesco bạn có thể thanh toán bằng Euro thay cho Forint (với tỷ giá tất thấp, khoảng 350-360 Forint = 1 Euro) (năm 2021). Tuy nhiên ở một sốkhu vực chợ hay cửa hàng người Việt bạn chỉ có thể thanh toán bằng tiền mặt (Forint).

Thẻ ngân hàng

Các loại thẻ thường được sử dụng phố biến ở Hungary là Mastercard và Visa. Cả hai loại thẻ này đều là thẻ thanh toán quốc tế được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có hỗ trợ mua hàng online mà không cần qua trung gian. Và hai loại thẻ này đều được hầu hết các ngân hàng ở đây hỗ trợ làm thẻ với chỉ phí khá rẻ. Mastercard và Visa có 3 loại thẻ được sử dụng:

  • Mastercard debit/Visa debit – thẻ ghỉ nợ: đây là thẻ ghi nợ quốc tế, một dạng thẻ trả trước, bạn nạp tiền bao nhiêu thì sử dụng được tối đa bấy nhiêu. Thẻ này sẽ liên kết với tài khoản ngân hàng bạn đang có.
  • Mastercard credit/Visa credit – thẻ tín dụng: thẻ tín dụng có thể hiểu đơn giản là loại thẻ thanh toán trước, trả tiền sau. được ngân hàng cấp dựa vào mức lương hằng tháng của bạn hay tài sản bạn đang có và sử dụng trong một hạn mức nhất định do ngân hàng đặt ra.
  • Mastercard prepaid/Visa prepaid – thẻ trả trước: loại thẻ trả trước này có điểm đặc biệt hơn so với 2 loại tín dụng và ghi nợ ở chỗ bạn chỉ được sử dụng số tiến có trong thẻ, nạp bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu. Không cần phải chứng minh thu nhập để làm thẻ và thẻ này không liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn.

Đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên học bồng, tài khoản ngân hàng rất quan trọng để nhận chỉ phí sinh hoạt từ cá Hungary và Việt Nam. Các bạn có thể lựa chọn 1 trong số các ngân hàng lớn và có nhiều chỉ nhánh ở Hungary như OTP Bank, Erste Bank, CIB Bank, K&H, UniCreditBank, Budapest Bank… để mở tài khoản.

Tiền mặt

Tiền giấy có mệnh giá 500, 1 nghìn; 2 nghìn; 5 nghìn; 10 nghìn và 20 nghìn. Sáu loại tiền xu khác nhau đang được sử dụng: 5, 10, 20, 50, 100 và 200 xu. (Điều quan trọng cần lưu ý khi bạn thanh toán bằng tiền mặt, hóa đơn sẽ được làm tròn lên hoặc xuống để chữ số cuối cùng sẽ luôn là 5 hoặc 0).

Đổi ngoại tệ

Việc đối ngoại tệ ở Hungary không quá khó khăn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng đối ngoại tệ trên đường phố hoặc đổi tại ngắn hàng và các cây ATM đổi tiền ở gần ga tàu, hoặc bạn cũng có thể đối tiện trực tiếp trên các ứng dụng smart-banking của ngân hàng.

Các địa điểm mua sắm tại Hungary

Các chuỗi siêu thị, cửa hàng như SPAR, TESCO, LIDL, ALDI hầu hết đều có mặt ở các thành phố. Thời gian mở cửa các cửa hàng thực phẩm vào khoáng 8:00-21:00 (thứ 2-thứ 6) và 8:00-19:00 (thứ 7, chủ nhật). Lưu ý: siêu thị sẽ đóng cửa vào các ngày quốc lễ ở Hungary

Các khu chợ trời: chợ trung tâm Budapest (Central Market Haill), chợ Belvarosi (Belvarosi Piac), chợ Fehervar (Fehevarvari Street Market). Thực phẩm mua được ở chợ thường tươi ngon hơn từ rau củ đến thịt cá. Tuy nhiên thời gian mở cửa của chợ sẽ ngắn hơn so với siêu thị, cửa hàng mini, thông thường vào khoảng 7:00-18:00 (từ thứ 2-thứ 7) và đóng cửa vào chủ nhật.

Ngoài ra, tùy theo từng khu vực có thể dễ đồng tìm thấy các cửa hàng nhỏ như Penny Market, COOP, ABC, 24h shop… Thời gian mở cửa phụ thuộc vào từng cửa hàng. ở các thành phố lớn sẽ có nơi hoạt động 24/7 bất kế ngày cuối tuần hay ngày lễ.

Cách thức tìm kiếm bằng công cụ Google Mạp: tìm theo tên siêu thị (in đậm); tìm theo cú pháp “grocery store” hoặc °24h shop”, và “piac” khi muốn tìm khu chợ ở các thành phố khác ngoài Budapest.

Địa điểm mua sắm lương thực và gia vị châu Á tại Budapest

– Trung tâm Châu Á – Asian Center: 1152 Budapest, Szentmihályiút 167 – 169, giờ mở cửa: 10:00-20:00 (thứ 6, thứ 7), 10:00-19:00 (các ngày còn lại).
– Trung tâm Thăng Long: 1183 Budapest, Gyömröi út 41 – 83, giờ mở cửa: 9:00-18:00 (mỗi ngày).
– Euro Square (chợ Bốn Con Hồ – tên cũ): 1087, Budapest. Kóbányai út 37, giờ mở cửa tùy theo mỗi khu hàng.
– Cửa hàng Trung Quốc: DunaPanda Supermarket, 1107 Budapest, legenye út 26-28, giờ mở cửa: 8:00-21:00 (mỗi ngày)
– Cửa hàng Nhật, Hàn: K-mart, 1055 Budapest, Honvéd út 38, giờ mở cửa: 10:30 – 19:30 (thứ 2 – thứ 7), đóng cửa vào chủ nhật.
– Cửa hàng châu Á khu vực trung tâm Budapest Asia Diszkont (Asia Discount) có các chi nhánh ở 1054 Budapest. Bajcsy – Zsilinzyky út 66 (chi nhánh 1), 1093 Budapest, Vámház krt. 7. (chi nhánh 2), 1053 Budapest, Kossuth Lajos út 18 (chi nhánh 3), giờ mở cửa: 9:00-19:00 (thứ 2-thứ 7), đóng cửa vào chủ nhật.
– Cửa hàng châu Á khu vực trung tâm Budapest: Chinese Grocery Store, 1084 Budapest, Rákóczi tét., giờ mở cửa: 9:30-18:30 (mỗi ngày).

Địa điểm mua sắm nhu yếu phẩm tại Budapest

Nhu yếu phẩm như dầu gội, sữa tắm, giấy vệ sinh, thuốc bố thường được tìm mua ở 2 cửa hàng chính là Rossman và Dm. Thời gian mở cửa: 8:00 – 20:00 (thứ 2-thứ 6), 8:00-18:00 (thứ 7, chủ nhật), đóng cửa ngày quốc lễ. Đối với các thành phố khác ngoài Budapest, thời gian đóng cửa của các cửa hàng sẽ sớm hơn.

Mặt hàng thuốc chữa bệnh, thuốc đặc trị nhưng không tìm thấy ở 2 cửa hàng trên, các bạn có thế ghé các chuỗi nhà thuốc Benu Pharmacy (Benu Gyógyszertár).

Thực phẩm theo mùa tại Hungary

Thời tiết trong năm ở Hungary được phân chia thành 4 mùa rõ rệt: mùa thu, mùa đông, mùa xuân, và mùa hạ. Vì vậy, kiến thức về thực phẩm theo mùa sẽ mang lại rất nhiều ích lợi cho ví tiền của người tiêu dùng thực phẩm, hơn nữa, các mặt hàng như rau củ trái cây khi được thu hoạch theo mùa vụ sẽ tươi ngon hơn so với thụ hoạch trái mùa, hoặc nhập khẩu từ các nước nhiệt đới.

  • Mùa thu (tháng 9-tháng 11): Các loại rau củ gồm có khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, củ dền, củ cải, cà tím, bí ngòi. Các loại trái cây gồm có táo, lê, nho, và các loại hoa quả chưa bán từ mùa hè.
  • Mùa đông (tháng 12-tháng 2): Các loại rau củ gồm có súp lơ, bông cải, bắp cải, cải thảo. Các loại trái cây gồm có cam, quýt.
  • Mùa xuân (tháng 3-tháng 5): Các loại rau củ gồm có măng tây, củ dền, su hào, củ cải, rau salad, rau chân vịt, rau bina hungary (tựa như rau mùng tơi). Các loại trái cây gồm có dâu, quả mâm xôi, quả lý chua đen (blackcurrant).
  • Mùa hạ (tháng 6-tháng 8): Các loại rau củ gồm có các lại rau ăn sống, cà tím, bí ngòi, củ cải. Các loại trái cây gồm có đào, cherry, nho, dưa lê, dưa hấu, mận.